Định giá doanh nghiệp là quá trình điều tra và đánh giá toàn diện các hoạt động kinh doanh nhằm xác định giá trị hiện tại và tiềm năng tương lai của doanh nghiệp. Định giá ES là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ thẩm định giá chính xác, khách quan và đáng tin cậy. Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thẩm định giá là gì ?
Tại sao lại chọn định giá doanh nghiệp ?
Chọn dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp là quyết định quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu và mong muốn từ việc xác định giá trị tài sản đến công khai báo cáo tài chính. Dịch vụ này không chỉ đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính mà còn tăng cường sự tin tưởng giữa các nhà đầu tư. Đối với các bên liên quan, báo cáo thẩm định giá không chỉ là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động mà còn là công cụ hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định đầu tư và tài chính.
Vì sao lại lựa chọn chúng tôi ?
- Đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định
- Tư vấn nhanh chóng chính xác
- Đội ngũ chủ chốt nhiều kinh nghiệm
- Chi phí dịch vụ hợp lý
- Bảo đảm giá trị sau khi phát hành
- Chứng thư, báo cáo thẩm định có tính pháp lý toàn quốc
#1. Thẩm định giá được áp dụng cho những đối tượng nào ?
Các đối tượng sử dụng dịch vụ bao gồm các loại hình doanh nghiệp được quy định theo Luật Doanh nghiệp 2020 tại Việt Nam, cụ thể như sau:
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Việc này là một yêu cầu cần thiết và tất yếu để phục vụ mục đích phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, và giúp ngân hàng có cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp với doanh nghiệp khi xem xét các khoản cho vay. Dịch vụ bên chúng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược và phát triển bền vững.
#2. Vậy Giá trị của doanh nghiệp bao gồm những gì ?
Giá trị của một doanh nghiệp được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để đánh giá giá trị thực của một doanh nghiệp, cần xem xét cả hai góc độ: Tài chính và Phi Tài chính. Cụ thể, bao gồm:
2.1. Tài sản hữu hình
Tài sản hữu hình là những tài sản vật chất mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng trực tiếp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chúng bao gồm các yếu tố cơ bản góp phần vào quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
- Bất động sản bao gồm: Đất đai, tòa nhà và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp.
- Máy móc, trang thiết bị bao gồm: Các thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất.
- Hàng tồn kho bao gồm: Nguyên liệu, sản phẩm và hàng hóa chưa bán.
2.2. Tài sản vô hình
Tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, thường bao gồm các yếu tố như quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, và mối quan hệ khách hàng. Đánh giá chính xác các tài sản này yêu cầu sự phân tích sâu về giá trị tài chính và nợ liên quan.
- Giá trị tài chính
- Doanh thu và lợi nhuận: Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ số tài chính quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh, giúp đánh giá khả năng sinh lời và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Dòng tiền: Dòng tiền là chỉ số quan trọng, phản ánh lượng tiền ra vào trong doanh nghiệp, giúp đánh giá khả năng thanh toán, quản lý tài chính và sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.
- Nợ
- Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là các khoản phải trả trong vòng một năm, bao gồm các khoản vay, nợ nhà cung cấp, và các nghĩa vụ tài chính khác, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.
- Nợ dài hạn: Nợ dài hạn là các khoản vay và nghĩa vụ tài chính có thời hạn trên một năm, thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định, phát triển kinh doanh và mở rộng quy mô.
2.3. Yếu tố quản lý và chiến lược
Yếu tố quản lý và chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tổng thể hiệu quả và tiềm năng của doanh nghiệp. Quản lý hiệu quả và chiến lược phát triển phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại mà còn định hình tương lai của doanh nghiệp.
- Hiệu suất quản lý
- Vị thế thị trường
2.4. Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đáng kể đến giá trị và hoạt động của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các điều kiện kinh tế và quy định pháp lý liên quan giúp cung cấp cái nhìn toàn diện và chính xác về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Điều kiện kinh tế
- Quy định pháp lý
Những yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ các quyết định chiến lược và phát triển.
#3. Doanh nghiệp hay cá nhân có cần việc định giá hay không ?
Tùy vào mục đích của mỗi cá nhân và doanh nghiệp thì của việc thẩm định giá bao gồm:
Mục đích cho xác định giá:
- Mua bán, chuyển nhượng tài sản: Xác định giá trị thực của tài sản để giúp các bên liên quan đàm phán và thống nhất giá cả.
- Đầu tư: Đánh giá giá trị tài sản, doanh nghiệp hoặc dự án để quyết định đầu tư.
- Thế chấp, vay vốn: Xác định giá trị tài sản để sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.
- Bảo hiểm: Đánh giá giá trị tài sản để xác định mức phí bảo hiểm và mức bồi thường khi xảy ra sự cố.
- Quản lý tài sản: Định giá tài sản để phục vụ quản lý và theo dõi biến động giá trị.
- Thuế: Xác định giá trị tài sản để tính thuế tài sản hoặc thuế thu nhập từ việc bán tài sản.
- Tư vấn pháp lý: Hỗ trợ trong các vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến giá trị tài sản.
Các đối tượng sử dụng thông tin:
- Các nhà đầu tư: Cần biết giá trị doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư hoặc mua bán cổ phần.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp: Cần đánh giá giá trị doanh nghiệp trong các quyết định tài chính hoặc khi tìm kiếm cơ hội mở rộng.
- Ngân hàng và tổ chức tín dụng: Yêu cầu thẩm định giá khi cấp vốn hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thế chấp.
- Cơ quan thuế và quản lý: Cần thông tin về giá trị doanh nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan đến thuế và quy định pháp lý.
- Công ty luật: Sử dụng để hỗ trợ các vụ kiện tụng, giải quyết tranh chấp và các vấn đề liên quan đến tài sản.
#4. Các phương pháp chúng tôi áp dụng.
Dịch vụ thẩm định giá đòi hỏi sự chính xác và khách quan, do đó cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
#5. Phí định giá doanh nghiệp
Phí dịch vụ
Khoản phí là khoản chi mà doanh nghiệp phải thanh toán cho công ty thẩm định để thực hiện các dịch vụ định giá tài sản . Có hai cách tính phí:
- Theo tỷ lệ phần trăm (%): Phí được tính dựa trên tổng giá trị tài sản định giá, cộng với các chi phí bổ sung như thuế VAT, khảo sát thực tế, và kiểm định tài sản nếu có. Tỷ lệ phần trăm này do công ty thẩm định quy định và có thể điều chỉnh theo từng năm hoặc quý, tùy thuộc vào loại tài sản và mục đích thẩm định.
- Theo mức phí trọn gói: Phí được thỏa thuận cụ thể giữa doanh nghiệp và công ty thẩm định, không phụ thuộc vào giá trị tài sản.
Phí thẩm định được chính thức hóa qua Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá, trong đó ghi rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.
Những giá trị ES-Value mang lại
Được cung cấp dịch vụ định giá tài sản chuyên nghiệp, chất lượng cao với chi phí hợp lý. Các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khác trong quá trình thực hiện hợp đồng:
- ES cam kết cung cấp dịch vụ định giá tài sản với chất lượng cao nhất và chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác và minh bạch về giá trị tài sản của mình.
- Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ toàn diện trong quá trình định giá, bao gồm việc soát xét và cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự chính xác trong các số liệu tài chính.
Ngoài Định giá doanh nghiệp , chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như Kiểm toán , Luật , Kế toán, Đại lý thuế, Tư vấn đầu tư… Và nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu hiện nay của các bên khách hàng. Thắc mắc xin liên hệ với thông tin chi tiết có trên trang chủ của ES-Group.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ.
Địa chỉ: 1312, tháp B, Toà The Light, Tố Hữu, Hà Nội.
Hotline: 0962 99 56 56